Thảo quả: Thảo dược quý, dược liệu quý – Công dụng và Cách sử dụng

Thảo quả không chỉ được sử dụng như một loại gia vị trong rất nhiều món ăn nổi tiếng của Việt Nam, mà nó còn là cây thuốc quý trong đông y. Vậy công dụng chữa bệnh của thảo quả là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về loài thảo dược quý này.

Thông tin về thảo quả

Thảo quả có tên gọi dân gian là đò ho, tò ho, đậu khấu và tên tiếng anh khoa học là Amomum tsaoko Crevost et Lem. Thảo quả được trồng nhiều ở các vùng núi Hoàng Liên Sơn và vùng Tây Bắc Việt Nam. Thảo quả có hình dáng giống cây gừng nhưng cao và to hơn nhiều, quả cũng mọc ở gốc cây. Rễ thảo quả mọc ngang, có đốt, màu trắng nhạt và mùi thơm. Lá thảo quả mọc so le, có cuống hoặc không, phiến lá dài, màu xanh thẫm. Trong khi đó, cụm hoa mọc từ gốc, màu đỏ nhạt, mỗi bông nhiều quả, khi chín quả màu đỏ nâu.

Thảo quả khi vừa thu hoạch

Tác dụng của thảo quả

Có thể kể tên các công dụng nổi bật của thảo quả như:

Phòng chống các bệnh về tim

Thảo quả là một nguồn cung cấp nhiều khoáng chất như đồng, canxi, magiê, mangan, kẽm, photpho, tinh dầu. Đặc biệt, theo thống kê, trong 100g thảo quả có chứa tới 1119mg kali, đóng vai trò là một chất dịch quan trọng của tế bào, giúp ổn định nhịp tim, từ đó ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về tim.

Bổ máu

Bên cạnh kali, sắt cũng là một khoáng chất phong phú có trong thảo quả. Với 100g thảo quả, bạn sẽ nạp vào cơ thể 13,97mg sắt, tương đương 175% lượng sắt bạn cần mỗi ngày. Lượng sắt trong thảo quả sẽ giúp hình thành tế bào máu và sự trao đổi chất của các tế bào, góp phần sản xuất các tế bào máu đỏ.

Phòng chống ung thư

Nước uống pha từ thảo quả đã được Viện Ung thư Quốc gia Chittaranjan ở Ấn Độ chứng minh rằng có tác dụng ức chế sự tăng trưởng, tiêu diệt và loại bỏ hoàn toàn các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư ruột kết trên chuột bạch Thụy Sĩ. Tuy nhiên, các kết quả cần được nghiên cứu sâu hơn với các thử nghiệm lâm sàng liên quan đến con người.

Điều trị bệnh huyết áp cao

Trung tâm Nghiên cứu thuốc tại trường Cao đẳng Y tế RNT ở Ấn Độ đã thực hiện một nghiên cứu và nhận ra rằng thảo quả có tác dụng giảm huyết áp rất hữu hiệu. Duy trì uống nước thảo quả thường xuyên trong khoảng 3 tháng sẽ làm giảm đáng kể huyết áp tâm thu, tâm trương và huyết áp trung bình.

Thảo quả được sử dụng phổ biến dưới dạng sấy khô

Điều trị bệnh tiểu đường

Bên cạnh đó, thảo quả còn có tác dụng lợi tiểu khi thúc đẩy việc đi tiểu dễ dàng hơn, đồng thời giúp tăng lượng nước tiểu từ thận để loại bỏ các chất dư thừa và độc tố ra khỏi cơ thể. Điều này đã được nghiên cứu và thực hiện trên chuột thí nghiệm bởi Bộ Khoa học sinh học và y sinh tại Đại học Aga Khan ở Pakistan. Kết quả rất khả quan và đang được khích lệ để thử nghiệm lâm sàng trên cơ thể con người.

Chữa tiêu chảy

Tương tự như hoa hồi, theo Đông y, thảo quả được sử dụng là vị thuốc chữa tiêu chảy ở trẻ em có tác dụng làm giảm lượng nước và không khí trong cơ thể, từ đó cải thiện tình trạng đầy hơi, trướng bụng. Đồng thời, chúng cũng kích thích việc sản xuất mật và làm giảm lượng axit tiết ra trong dạ dày, giúp chống lại nguy cơ bị ợ nóng.

Trà thảo quả có rất nhiều công dụng chữa bệnh

Cách dùng thảo quả

Được coi là nữ hoàng của các loại gia vị nhờ mùi thơm, vị cay ngọt, nên thảo quả được sử dụng rất nhiều trong ẩm thực để nấu phở, xôi, tăng vị ngon cho cà phê, chè, bánh kẹo… Thảo quả làm gia vị là quả chín được phơi sấy khô. Ngoài ra, thảo qua sau khi sấy khô thường được tán thành bột hoặc sấy nát như lá chè khô để hãm nước uống.

Lưu ý khi dùng thảo quả

Thảo quả là loại thảo dược không độc, an toàn và rất lành tính. Tuy nhiên, phụ nữ có thai, cho con bú cần cẩn thận khi dùng. Bên cạnh đó, những người bị sỏi thận, sỏi mật cũng không nên dùng quá nhiều thảo quả bởi vì có thể gây co thắt, đau bụng. Nếu như dùng quá liều lượng cần thiết sẽ gây một số tác dụng phụ như phát ban, tức ngực, khó thở,… vì thế bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nhé!

Thảo quả: Thảo dược quý, dược liệu quý – Công dụng và Cách sử dụng
5 (100%) 1 vote

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *