Hoa hồi là một trong những loại gia vị, thảo mộc độc đáo nhất bởi nó có nhiều tác dụng tăng cường sức khỏe, giữ cân nặng ổn định và đặc biệt là chữa bệnh rất hiệu quả. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về những công dụng tuyệt vời của hoa hồi nhé.

Thông tin về hoa hồi
Tên khoa học của hoa hồi là Lllicium verum Hook. f et Thoms, thường được gọi với cái tên dân gian là hồi, đại hồi, đại hồi hương. Có thể bạn chưa nghe đến những cái tên này nhưng cái tên quen thuộc bát giác hồi hương chính là quả chín phơi khô của cây đại hồi. Đây là loại cây mọc nhiều ở vùng Đông Á, ở Việt Nam nó xuất hiện chủ yếu ở các tỉnh phía Đông Bắc.
Thân cây đại hồi thường cao từ 6-10m, cành thẳng nhẵn, lá mọc so le, dày và nhẵn bóng, hình hơi nhọn dần. Không giống với các loại cây khác, hoa hồi mọc đơn độc ở nách lá, cuống to và ngắn. Quả kép gồm 6-8 đại, xếp thành hình sao đường kính khoảng 3cm, hạt hình trứng và nhẵn bóng. Trong tất cả các bộ phận của cây đại hồi, thì chỉ có hoa hồi được sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
Tác dụng của hoa hồi
Chữa đau nhức, xương khớp
Hoa hồi được xem là cứu tinh của những người cao tuổi, vận động quá sức hay người lao động chân tay. Hoa hồi ngâm rượu là một phương thuốc trị đau nhức cực hiệu nghiệm. Bạn chỉ cần lấy một chén con rượu hồi xoa bóp vào vùng bị đau trước khi đi ngủ kết hợp massage nhẹ nhàng thì mọi cảm giác đau mỏi sẽ dần biến mất. Về lâu về dài, rượu hoa hồi thậm chí có thể chữa được bệnh thấp khớp. Do đó, hầu hết trong các nhà xưa cũ đều có một lọ rượu hồi nhỏ trong tủ thuốc để đề phòng trường hợp trái gió trở trời, đau nhức tay chân.
Trị nôn mửa, ỉa chảy, đầy bụng
Tương tự như thảo quả, hoa hồi cũng có tác dụng chữa tiêu chảy hiệu quả. Hoa hồi ngâm rượu hoặc tinh dầu hồi còn được sử dụng để xoa lên vùng bụng bị đau nhằm điều trị nôn mửa, ỉa chảy và đầy bụng. Ngoài ra, uống nước ấm pha loãng với tinh dầu hồi thường xuyên có thể hỗ trợ điều trị bệnh đau ruột sán khí. Với những trẻ bị đầy bụng, tiêu chảy thì hoa hồi sẽ là vị thuốc lành tính sử dụng cho các bé.

Điều trị viêm phế quản
Nếu như bị ho lâu ngày hay viêm phế quản, bạn hãy áp dụng bài thuốc chữa viêm phế quản từ hoa hồi đơn giản là dùng tinh dầu hồi pha loãng với nước ấm mỗi ngày sẽ cảm thấy cổ họng dễ chịu hơn rất nhiều. Tuy nhiên, nồng độ tinh chất dầu hồi rất cao do đó bạn không nên uống tinh dầu hồi trực tiếp bởi có thể gây bỏng rát cổ họng.
Tăng tiết sữa
Đây là một trong những công dụng tuyệt vời của hoa hồi nhưng lại được rất ít người biết đến. Từ xa xưa, các cụ ta đã thường dùng hoa hồi làm thuốc lợi sữa giúp mẹ bầu lợi sữa cho con bú. Việc xoa bóp bầu vú bằng hoa hồi ngâm rượu sẽ các tác dụng lợi sữa và thúc đẩy tuyến sữa.
Hỗ trợ điều trị ung thư
Trong tinh dầu hoa hồi chưa chứa 80-90% anethol, ngoài ra còn có a-pinen, limonen, d-pinen, safrol, l-phellandren, terpineol. Đây đều là những dược chất có tác dụng lớn kìm hãm khối u phát triển, đồng thời tiêu diệt những tế bào có hại trong cơ thể. Do đó, hoa hồi cũng thương được các chuyên gia Đông y sử dụng để hỗ trợ điều trị ung thư vòm họng và ung thư dạ dày.
Trị bệnh nấm da, ghẻ
Nhờ tính sát khuẩn cao nên tinh dầu hồi, rượu hồi có thể ngăn ngừa sự phát triển của các loại nấm bệnh trên da người. Để việc điều trị hiệu quả, bạn hãy làm sạch vùng da bị bệnh trước khi sử dụng tinh dầu hồi để xoa bóp hoặc bôi lên vùng bệnh.

Cách sử dụng hoa hồi làm thuốc chữa bệnh
Nhờ mùi thơm đặc trưng mà hoa hồi thường được sử dụng làm gia vị cho những món ăn như phở, bún, canh trở nên hấp dẫn hơn. Không chỉ đóng vai trò là một thứ gia vị trong nấu ăn, hoa hồi ngâm rượu còn là phương thuốc chữa đau nhức xương khớp hiệu quả và có thể điều trị các chứng bệnh về đường tiêu hóa.
Trong khi đó, tinh dầu chiết xuất từ hoa hồi là cách dùng hoa hồi phổ biến và mang đến hiệu quả tốt nhất bởi tất cả các dược chất có ích đều sẽ được giữ lại. Ngoài ra, bạn cũng có thể nghiền hoa hồi thành bột, sau đó hòa cùng với sôi để điều trị các bệnh ngoài da.
Lưu ý khi sử dụng hoa hồi
Được chiết xuất 100% từ thiên nhiên nên tinh dầu hồi tuyệt đối an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, bạn vẫn nên dùng thử, đo phản ứng trước để tránh trường hợp bị dị ứng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên sử dụng liều lượng tinh dầu ở mức vừa phải, tránh dùng quá nhiều sẽ gây lãng phí hoặc tác dụng ngược.
Hoa hồi vừa là loại hương liệu vừa có những tác dụng tuyệt vời cho hệ hô hấp, tiêu hóa bạn đọc đã có thể tìm hiểu qua bài viết trên đây. Hy vọng bài viết đã mang lại những thông tin hữu ích