Bạn đã biết những tác dụng kỳ diệu của cây rau ngổ

Có thể bạn đã rất quen thuộc với cây rau ngổ trong đời sống hằng ngày với vai trò là một loại rau thơm dùng trong chế biến món ăn giúp mang lại hương vị đặc biệt thơm ngon. Nhưng bạn đã biết những công dụng chữa bệnh tuyệt vời của loại cây rau nhỏ nhắn này. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thật rõ về rau ngổ và những tác dụng diệu kỳ trong chữa bệnh của chúng.

Cây rau ngổ mọc thành cụm ở những nơi ẩm, có nước
Cây rau ngổ mọc thành cụm ở những nơi ẩm, có nước

Giới thiệu về cây rau ngổ

Rau ngổ có tên khoa học là Limnophila chinensis thuộc họ Mã đề, trong dân gian còn gọi là rau ngổ hương, ngổ thơm, ngổ điếc, thạch long vĩ

Loại cây này mọc nhiều ở những vùng khu vực Đông Nam Á. Chúng thường mọc thành bụi, dễ sống trong môi trường nước và nổi trên mặt nước. Thân cây rỗng, giòn, dài 20 – 30 cm, có nhiều lông, mùi rất thơm. Lá cây mặt nhẵn, mọc đối, không cuống, hơi ôm thân. Phần lá gần thân nhỏ lại dần, mép lá có răng cưa nhỏ và thưa. Hoa rau ngổ gần như không cuống mọc đơn độc ở nách lá. Quả rau ngổ nang nhẵn, có bướu và nếp nhăn dọc theo quả, ngắn hơn lá đài. Hạt nhẵn, hình trụ, màu đen nhạt, có vân mạng.

Rau này được sử dụng nhiều trong ẩm thực Việt Nam bởi có mùi rất thơm và cũng có thể dùng như một cây cảnh trong hồ cá cảnh hoặc bể thủy sinh.  Hiện nay rau có ở khắp các tỉnh thành, các chợ đều có bán loại rau này nên rất dễ tìm mua.

Theo hóa học, trong cây rau ngổ chứa: tinh dầu, đường khử, flavonoit, protein, cellulose, vitamin B, C, axit hữu cơ, cumarin và một số dược chất khác hỗ trợ nhiều cho sức khỏe con người khi sử dụng

Tác dụng của rau ngổ

Theo Đông y và những nghiên cứu khoa học về vị thuốc này, rau ngổ có tính mát, vị chua, cay, mùi thơm có tác dụng :

  • Điều trị ung thư
  • Kháng viêm, lợi tiểu, tăng lọc ở cầu thận, điều trị sỏi thận
  • Cầm máu
  • Tăng cường tiêu hóa ổn định
  • Giải độc khi ngộ độc thức ăn
  • Điều trị chứng tiểu ra máu, băng huyết
  • Chữa trị bệnh lở ngứa ngoài da do phát ban
  • Trị rắn cắn
  • ………….

Tại Malaysia và Indonesia, người dân cũng thường dùng rau ngổ làm thuốc lợi tiểu, chữa những cơn đau thắt bụng, hoặc giã nát đắp lên vết thương, vết loét hở. Bên cạnh đó, y học Trung Quốc cũng cho rằng cây rau thuốc này có thể chữa các bệnh ngoài da, herpes mảng tròn, nấm ngứa… khi uống và kết hợp rửa ngoài.

Cây rau ngổ hỗ trợ điều trị tốt bệnh nhân ung thư
Cây rau ngổ hỗ trợ điều trị tốt bệnh nhân ung thư

Sử dụng rau ngổ đúng cách

Cây rau ngổ rất dễ sử dụng và có nhiều cách sử dụng khác nhau:

–  Hái lá non ăn sống để làm gia vị.

Bài thuốc rau ngổ giúp kháng lại các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày, ung thư tiền liệt tuyến, giúp tiêu khối u, kháng viêm, kháng khuẩn: 100g rau ngổ tươi, 100g lá mùng tơi non giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt, thêm 5 muỗng canh dấm ăn làm từ chuối uống vào lúc 12h trưa. Xem bài thuốc chữa ung thư khác từ rau sam.

Cách dùng rau ngổ giải độc, trị thiếu máu, táo bón, đầy hơi, trị mụn, gan nhiễm mỡ, dạ dày cấp, loét hành tá tràng: Dùng 100g rau ngổ phơi khô sao vàng hạ thổ 3 lần sắc với 100g bạc hà tươi và 100ml nước lã trong 10 phút, uống 1 lần vào buổi sáng lúc đói tốt hơn. Uống 5 thang nghỉ 5 ngày, luân phiên cho đến khi hết bệnh, chỉ uống tối đa 1 tháng.

Điều trị bệnh sỏi thận, bí tiểu:

  • Cách 1 (Dùng cây tươi): Theo kinh nghiệm của Lương Quang Tốt chia sẻ trong tạp chí Y học cổ truyền năm 1986: Rau tươi 1 nắm, muối 1 thìa cà phê. Rau om rửa sạch, ngâm nước muối thật sạch để hết sán, vi khuẩn. Giã nát rau ngổ vắt lấy nước, thêm 1 chút muối, ít nước sôi để nguội khuấy đều. Ngày uống 2 lần/ngày, mỗi lần 1 cốc. Bệnh nhân uống liên tục trong thời gian khoảng 1 tuần sẽ ra sỏi
  • Cách 2 (Dùng cây khô): Rau ngổ khô 15g, râu ngô, bông mã đề, rễ cỏ tranh mỗi vị 10g. Đun với 2 lít nước, đun sôi lấy 1,5 lít nước uống trong ngày. Dùng cách trên khoảng 1 tuần sẽ ra sỏi.

–  Cầm máu: Lấy 1 nắm rau ngổ tươi giã nát, đắp vào vế thương rồi cột lại. Vết thương sẽ được cầm máu.

 

Bài thuốc cây rau ngổ không quá phức tạp và đem lại hiệu quả cao
Bài thuốc cây rau ngổ không quá phức tạp và đem lại hiệu quả cao

Lưu ý khi sử dụng rau ngổ

Rau ngổ tuy lành tính nhưng khi sử dụng cần chú ý những điều sau:

  • Do rau ngổ sống trong môi trường nước nên rất dễ nhiễm sán, vi khuẩn nên khi dùng rau tươi phải rửa thật sạch, ngâm nước muối loãng
  • Tránh nhầm lẫn rau ngổ thơm với cây rau ngổ trâu mọc hoang. Loại cây ngổ hoang mọc nhiều ở phía Bắc, thân cây lớn cao 2-3 lần cây ngổ thơm, có mùi hôi, thường chỉ làm thức ăn cho lợn

Tác dụng của rau ngổ trong các bài thuốc chữa bệnh được chia sẻ qua bài viết trên đây hy vọng sẽ giúp bạn đọc bốn phương biết thêm được và thử áp dụng giúp đẩy lùi những bệnh tật

Bạn đã biết những tác dụng kỳ diệu của cây rau ngổ
5 (100%) 1 vote

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *