Thảo dược Ngân kim hoa: Đặc điểm, tác dụng và Cách sử dụng hiệu quả

Đa phần mọi người đều biết cây kim ngân là loại cây cảnh để sinh tài lộc, may mắn cho gia chủ. Tuy nhiên ít ai biết đến loại cây này thường được thu hái thân, lá và hoa để làm thuốc chữa bệnh, đặc biệt được mệnh danh là kháng sinh thực vật có tác dụng kháng viêm hiệu quả. Caythuocquy.info sẽ bật mí cho bạn toàn bộ công dụng tuyệt vời cũng như cách sử dụng của ngân kim hoa, mời bạn theo dõi:

ngân kim hoa
Ngân kim hoa

1.  Giới thiệu về ngân kim hoa

Cây thuốc kim ngân thường mọc hoang ở nhiều nơi. Hoa được gọi là kim ngân hoa, thân thường được gọi là nhẫn đông đằng.

Cây kim ngân là một loại cây dây leo, thân dài, có khi cao đến hơn 10m, cành non và có màu xanh lục, có lông xung quanh thân cây, các cành già có màu đỏ nhạt, càng nhẵn. Lá cây mọc đôi hoặc 3 lá một, có lông mịn,  hình trứng đầu thon nhọn, cuống ngắn. Hoa mọc thành chùm gồm từ 2-4 hoa.

Cây kim ngân bắt đầu ra hoa vào độ tháng 6-7. Hoa có dạng hình ống xẻ ở 2 bên, bên lớn xẻ thành ba hoặc bốn thùy nhỏ. Ban đầu lúc mới nở hoa có màu trắng, sau khi nở một thời gian hoa sẽ chuyển sang màu vàng. Sở dĩ thảo dược có tên gọi là kim ngân bởi trong cùng một thời điểm trên cây có cả hoa mới nở và hoa đã già, nên có màu trắng giống bạc và màu vàng như vàng.

Hoa kim ngân gồm màu trắng và màu vàng cùng trên cây

2. Tác dụng của kim ngân hoa

Theo đông y, kim ngân hoa có tính mát lạnh, vị ngọt, hơi đắng, vào 4 kinh phế, tâm, tỳ, vị; không độc, có công năng thanh nhiệt, lợi thấp, giải độc, giải biểu, lợi tiểu; dùng chữa dưỡng bệnh, trường hợp không phải thực nhiệt, kiểu hư hàn (ỉa chảy), ra nhiều mồ hôi nên tránh dùng…

Theo Tây y, thành phần hoá học của kim ngân hoa có nhiều flavonoit. Hoa kim ngân chứa colymozid (lonicerin), một số carotenoit (scaroten), cryptoxantin, auroxantin; lá chứa loganin, có tác dụng kháng khuẩn, tăng cường chuyển hoá chất béo (trên thỏ thí nghiệm).

Tác dụng của ngân kim hoa

Kim ngân hoa là một trong những thảo dược quý có nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe, điển hình như:

  • Là kháng sinh thực vật kháng khuẩn. Ngày nay nhiều nghiên cứu đã cho thấy trong nước sắc hoa kim ngân có tác dụng kháng khuẩn đối với tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn dung huyết, phế cầu khuẩn.
  • Tác dụng kháng viêm, kháng virut: có khả năng làm giảm chất xuất tiết, giải nhiệt và làm tăng tác dụng thực bào của bạch cầu.
  • Tác dụng trên đường huyết: Một số nhà khoa học Trung Quốc đã thử nghiệm cho thỏ uống nước sắc kim ngân hoa. Kết quả thu về như sau: những con thỏ uống nước sắc có lượng đường huyết cao hơn hẳn và kéo dài 5 – 6 giờ mới trở lại bình thường so với những con không uống nước.
  • Tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh: Cường độ bằng 1/6 của cà phê
  • Ngoài ra, dùng kim ngân còn có tác dụng tốt với mắt, làm hạ cholesterol trong máu, giúp chuyển hóa lipid, tăng khả năng chuyển hóa chất béo, lợi tiểu,…

Do đó, thảo dược ngân kim hoa được sử dụng điều trị các chứng bệnh như:

  • Rối loạn tiêu hóa bao gồm: đau và viêm ruột non, viêm ruột và kiết lỵ
  • Chữa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên như: thuốc chữa viêm phổi, viêm xoang cấp và mãn tính, cảm lạnh, cảm cúm
  • Nhiễm khuẩn
  • Viêm não
  • Sốt
  • Giang mai
  • Chữa chứng rối loạn nước tiểu
  • Vị thuốc hỗ trợ điều trị ung thư: ung thư gan, ung thư mũi họng,…
  • Tiêu mụn nhọn, dị ứng, mẩn ngứa
  • Đái tháo đường
  • Giúp giảm cân hiệu quả
  • Ngoài ra cây kim ngân còn được sử dụng để tăng tiết mồ hôi, làm thuốc nhuận tràng, chống ngộ độc, thoa lên da để điều trị viêm, ngứa và diệt vi trùng.

3. Cách sử dụng ngân kim hoa

3.1. Dùng để điều trị bệnh

Một số bài thuốc sử dụng ngân kim hoa để điều trị bệnh thường được sử dụng như:

  • Điều trị tiêu chảy: Kim ngân hoa 2-5g sắc uống hàng ngày, giảm dần liều lượng khi tình trạng tiêu chảy thuyên giảm, và ngừng uống khi hoàn toàn bình phục.
  • Điều trị thông tiểu: Kim ngân hoa 6g, cam thảo 3g, đem rửa sạch, bỏ vào ấm, đổ 200ml nước vào sắc còn 100ml. Chia ra uống làm 2 – 3 lần/ngày.
  • Điều trị viêm phổi: Kim ngân hoa 20g, Bồ công anh 20g, thân hoặc rễ cây Sậy. Đem sắc uống ngày một thang. Tham khảo bài thuốc chữa viêm phổi từ mã đề.
  • Điều trị cảm cúm: Kim ngân hoa 4g, cam thảo đất 3g, kinh giới 3g, lá tía tô 3g, mạn kinh 2g, gừng 3 lát, sài hồ nam 3g. Sắc xong để nguội khoảng 30 phút.
  • Điều trị viêm xoang cấp: Kim ngân hoa 16g, ké đầu ngựa 16g, mạch môn 12g, hy thiên thảo 16g, ngư tinh thảo 16g, chi tử 8g. Sắc uống 1 thang.
  • Trị sởi: Kim ngân hoa tươi 30g, cỏ ban tươi 30g đem giã nhỏ hòa thêm nước, lọc bỏ bã, uống nước. Ngoai ra có thể phơi khô, sắc uống.
  • Trị bầu vú có khối kết, sưng to, đỏ, chảy dịch: Kim ngân hoa 20g, đương quy 32g, hoàng kỳ (sống) 20g, cam thảo 4g, lá ngô đồng 50 lá. Đem sắc 1/2 chén nước, rượu 1/2 chén, sắc uống.
  • Chữa mụn nhọt: Kim ngân hoa 30g, Bèo cái 30g, Bồ công anh 20g, Cam thảo dây 10g. Sắc uống ngày một thang, chia từ 2-3 lần uống.
  • Chữa viêm màng não: Kim ngân hoa 20g, Hoa cúc 10g, Bạc hà 6g, Cảm thảo dây 10g. Sắc uống ngày một thang, chia từ 2-3 lần uống.
  • Chữa ung thư gan: Kim ngân hoa 30g, con Rết 10g. Sắc uống ngày một thang. Kết hợp ăn quả dưa hấu. (Theo tài liệu Trung Quốc.
  • Chữa ung thư mũi họng: Kim ngân hoa 20g, Long quỳ 30g, Dã cú hoa 30g, Bạch hoa xà thiệt thảo 30g, Mạch môn 16g, Sinh địa 16g, Sơn đậu căn 20g, Cam thảo 15g, Tử thảo 15g, hạt Bo bo 30g. Sắc uống ngày một thang

3.2. Dùng hàng ngày

  • Dùng hàng ngày để tăng cường sức khỏe, điều trị bệnh béo phì:  Ngày dùng từ 4 đến 8g ngân kim hoa sắc thuốc, hoặc ngâm rượu.
  • Giảm cân: Kim Ngân Hoa tươi hay khô, hoa hay lá đều có thể dùng như trà hàng ngày để giảm cân.
  • Nấu cháo Kim Ngân Hoa khi muốn thanh nhiệt, giải độc. Thực hiện nâu cháo trắng riêng. Hoa kim ngân nấu riêng. Khi ăn, hâm cháo sôi lên, pha thêm trà Kim Ngân Hoa đã nấu riêng vào cháo. Ăn ngọt mặn tùy thích.

4. Lưu ý khi sử dụng ngân kim hoa

Những người Tỳ Vị hư hàn, không có nhiệt độc không nên dùng.

Hy vọng thông qua bài viết bạn đã có thể hiểu thêm một thảo dược gần giũ có công dụng tuyệt vời trong điều trị bệnh là ngân kim hoa. Khi sử dụng ngân kim hoa để điều trị bệnh, bạn nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để có hiệu quả điều trị cao nhất.

Thảo dược Ngân kim hoa: Đặc điểm, tác dụng và Cách sử dụng hiệu quả
5 (100%) 1 vote

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *