Cây ngải cứu – thần dược chữa bệnh cứu người

Hầu hết chúng ta không ai còn quá xa lạ với cây ngải cứu, loại cây này không những được sử dụng để chế biến món ăn hằng ngày, mà chúng còn là một vị thuốc quý chữa được rất nhiều bệnh. Tuy nhiên, nếu không biết các sử dụng ngải cứu đúng cách sẽ đem lại những tác hại không muốn. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết về loại cây này, cũng như những tác dụng và cách sử dụng sao cho hiệu quả.

1. Giới thiệu về cây ngải cứu

Cây ngải cứu thuộc họ Cúc Asteraceae, chúng còn được gọi với những tên khác nhau như: khải điệp, cây thuốc cao, cây thuốc cứu. Cây thường mọc hoang khắp nơi trên mọi vùng miền cả nước. Người ta còn thường trồng ngải cứu quanh nhà bằng cành, thân hoặc bánh tẻ. Cây phát triển tốt vào mùa xuân.

Cây ngải cứu dễ sống, có mặt ở khắp nơi

Đây là loài cây sống được nhiều năm. Thân cây có nhiều rãnh dọc, lá không có cuống, mọc so le, hai mặt lá có màu khác nhau, mặt trên sẫm hơn mặt dưới

Người ta thường hái lá hoặc ngọn ngải cứu có hoa vào mùa hè, để tươi hoặc phơi khô trong bóng râm. Ngải cứu khô gọi là ngải điệp, khi được cắt vụn và lọc để lấy lông trắng và tơi được gọi là ngải nhung. Ngải cứu khô càng để được nhiều năm càng tốt

2. Tác dụng của cây ngải cứu

Có thể kể tên một số tác dụng nổi bật của cây ngải cứu đối với sức khỏe điển hình như:

  • Phòng ung thư: Theo nghiên cứu, cây ngải cứu có thể chống lại một số dòng tế bào ung thư.
  • Điều hòa kinh nguyệt ở nữ giớigiúp giải đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt
  • Sơ cứu vết thương: giúp cầm máu và giảm đau nhức vết thương
  • Trị mụn và dưỡng da: Đắp mặt bằng ngải cứu tươi giã nát có thể giúp trị mụn và làm hồng sáng làn da
Chăm sóc làn da bằng ngải cứu
  • Chữa suy nhược cơ thể
  • Giảm mỡ bụng, làm ấm bụng, ngăn ngừa táo bón
  • Chữa đau thần kinh tọa, buốt nhức xương khớp, hoa mắt đau đầu, giúp lưu thông máu lên não

Bên cạnh đó, cây ngải cứu có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ/dược sĩ để biết thêm thông tin.

3. Cách sử dụng cây ngải cứu

Tùy vào từng loại bệnh mà cách sử dụng cây ngải cứu khác nhau. Đồng thời, liều dùng cũng khác nhau. Ngải cứu có thể không an toàn nếu dùng không đúng liều lượng. Dưới đây là một vài gợi ý về cách sử dụng ngải cứu đơn giản và hiệu quả:

  • Hãm trà ngải cứu để uống 1 tuần trước kỳ kinh nguyệt giú bớt đau bụng hay uống trong suốt kỳ kinh để điều hòa kinh nguyệt
  • Món gà hầm ngải cứu giúp bổ sung dưỡng chất cho những ai bị suy nhược cơ thể.
  • Giã nát lá ngải cứu tươi trộn với 1/3 thìa cà phê muối đắp lên vết thương giúp cầm máu, giảm đau nhức
  • Tắm lá ngải cứu giúp trẻ nhỏ giảm rôm sảy
  • Bạn có thể rang ngải cứu với muối rồi bỏ vào túi để chườm bụng giúp bạn giảm mỡ bụng, giữ ấm, ngăn ngừa táo bón và chữa đau lưng. Tham khảo bài thuốc chữa táo bón khác từ hạt chia.
  • Hãy bổ sung món trứng ngải cứu vào khẩu phần ăn hằng ngày giúp lưu thông máu lên não
Nhiều tác dụng không ngờ của cây ngải cứu

4. Lưu ý khi sử dụng ngải cứu

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng ngải cứu, nếu:

  • Phụ nữ có thai hoặc cho con bú nếu ăn quá nhiều sẽ tăng co bóp tử cung, bị ra máu, gây sinh non
  • Người đang dùng bất kỳ loại thuốc nào khác
  • Người dị ứng với bất kỳ chất nào của cây ngải cứu hoặc các loại thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác
  • Người bệnh tật, rối loạn hoặc tình trạng bệnh nào khác. Đặc biệt, với người bị bệnh viêm gan cần tránh ăn ngải cứu vì trong ngải cứu có chứa thành phần độc tính đi vào gan sẽ gây rối loạn chức năng chuyển hóa của gan, dẫn đến viêm gan cấp tính
  • Người có bất kỳ dị ứng nào khác, như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản hay động vật.

Người bị trúng độc do ăn ngải cứu thường có biểu hiện lúc đầu họng và miệng bị kích thích nhẹ, họng có cảm giác khát và khô. Sau nửa giờ, bắt đầu thấy khó chịu ở vùng thượng vị, buồn nôn, lợm giọng, đau bụng,… do ruột dạ dày bị viêm cấp tính

Sau vài ngày, độc tính đi vào gan gây rối loạn chức năng gan, dẫn tới vàng da, viêm gan cấp tính, gan to, tiểu đục, tiểu chứa dịch mật.

Bên cạnh đó, dược chất của ngải cứu khi sử dụng sai cách có thể làm tổn hại đến huyết quản, gây xung huyết tử cung, gây co giật. Sau vài lần có thể co cứng, nói sàm và tê liệt do tế bào não bị tổn thương.

Vì vậy, bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng ngải cứu với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Hãy tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này nhé. Chúc bạn sức khỏe!

Cây ngải cứu – thần dược chữa bệnh cứu người
5 (100%) 1 vote

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *