Cây thuốc quý

Bách hợp – vị thuốc quý của Việt Nam

Cây bách hợp là cây mọc hoang ở nhiều nơi nhưng lại là một loại thảo dược chữa được nhiều bệnh tật. Theo các nghiên cứu dược lý cho thấy cây hoa bách hợp chứa tinh bột, protein, chất béo, vi lượng colchicine, có tác dụng kháng virus HIV, trị ho lao phổi, phù thũng… Cùng tìm hiểu công dụng và cách sử dụng của cây bách hợp trong bài viết:

Tác dụng của Cây Bách Hợp – vị thuốc quý dân gian

Giới thiệu cây bách hợp

Cây Bách Hợp ( Lilium brownii) hay còn gọi là bách hợp hoa trắng hay cây tỏi rừng. Đây là một loại cây thảo dược thuộc họ Hành có nguồn gốc từ Trung Quốc

Bách Hợp sống lâu năm. Cây cao khoảng 60-90cm. Thân to. Lá mọc so le, phiến lá hình mũi mác, gân lá song song. Hoa Bách Hợp mọc đầu ngọn. Cánh hoa hình thìa, màu trắng. Quả nang hình trạng dàu, mở 3 van, trong ruột có nhiều hạt dẹt

Bách hợp mọc hoang ở các tỉnh miền núi phía Bắc: Lạng Sơn, Lào Cai, Quang Ninh…,tuy nhiên cũng rất hiếm gặp. Bách Hợp có thể trồng bằng dò như trồng hành tỏi sau 1 năm có thể thu hoạch.

Bộ phận dùng làm thuốc của Bách hợp là củ. Thu hoạch vào cuối mùa hạ đầu mùa thu, khi cây bắt đầu khô héo. Lúc này, đào lấy củ, rửa sạch đất cát, tách rời từng tép. Sau đó, đem đổ hay nhúng nước sôi cho vừa chín rồi đem phơi hay sấy khô hoặc sao với mật ong. Dược liệu Bách Hợp có màu trắng ngà hay vàng nhạt, cứng, có đường gân ở trong, dễ bẻ gãy, vị hơi đắng, nhớt.

Cây bách hợp là một loài hoa màu trắng

Tác dụng của Bách Hợp trong điều trị bệnh

Trong Bách hợp có chứa chất colchichein, protein, tinh chất, và một ít vitamin C còn lại là chất xơ.

Theo Đông y, củ cây Bách Hợp có vị ngọt nhạt, tính mát, có công năng dưỡng âm nhuận phế, thanh tâm, an thần, giải độc, nhuận trạng, lợi đại tiểu tiện,… Bênh cạnh đó, các nhà khoa học đã tìm thấy các hoạt chất trong vị thuốc quý này còn có tác dụng kháng virus HIV, dưới đây là một số tác dụng chính của vị thuốc quý này:

Củ cây Bách Hợp

Cách sử dụng vị thuốc Bách Hợp

Đối tượng sử dụng

Cách sử dụng Bách hợp với từng loại bệnh

Lưu ý khi sử dụng Bách Hợp

Cây Bách Hợp rất giống với cây hoa loa kèn, vậy nên rất nhiều người dễ nhầm lẫn. Uống nhầm củ cây hoa loa kèn dễ bị nôn ói. Củ hoa loa kèn có tép to và mỏng hơn tép bách hợp nên khi đào mọi người cần chú ý tránh nhầm lẫn

Đặc biệt, không dùng Bách Hợp cho người bị tiêu chảy, cảm lạnh.

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin bổ ích về tác dụng cũng như cách sử dụng, lưu ý khi dùng Bách Hợp là thuốc chữa bệnh cho bạn đọc gần xa.

Bách hợp – vị thuốc quý của Việt Nam
5 (100%) 1 vote