Cây sài đất: Công dụng và Cách sử dụng

Người dân miền Bắc có lẽ rất quen thuộc với một loại cây mọc dại xuất hiện ở hầu hết các khu vườn, bãi đất trống hay cạnh bờ ao – đó chính là cây sài đất. Loài cây này vốn được sử dụng để chữa mụn, giảm sốt hay đun nước tắm cho trẻ em, nhưng nó còn nhiều công dụng chữa bệnh tuyệt vời hơn thế mà chúng ta vẫn chưa thể khám phá hết. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!

1. Thông tin về cây sài đất

Cây sài đất còn có tên khoa học là Wedelia calendulacea, trong dân gian nó được biết đến với những cái tên khác như cây húng trám, cây ngổ núi, cúc giáp, cúc nháp, cây cúc dại, hoa múc. Sài đất được liệt kê vào họ cỏ với sức sống mãnh liệt và dai dẳng, nó thường mọc lan trên mặt đất, thân lan tới đâu rễ mọc tới đó. Sài đất có thân màu xanh, lông trắng, cứng và nhỏ. Trong khi đó, lá không có cuống, hình bầu dục, có lông nhỏ và cứng ở cả hai mặt. Hoa của cây sài đất có màu vàng tươi rất bắt mặt.

Cây sài đất được người dân tận dụng toàn bộ phần lá, thân và rễ cây để chữa bệnh và chế biến thuốc. Loài cây này thường được thu hoạch quanh năm, nhiều nhất là vào tháng 4 – 5, lúc đó cây đang ra hoa và cũng là lúc các dược chất trong cây phát huy tác dụng tốt nhất.

Cây sài đất rất dễ tìm khi nó mọc hoang ở nhiều vùng trong cả nước

2. Tác dụng của cây sài đất

Điều trị viêm, sưng tấy ngoài da

Năm 1966, bệnh xá Ngô Quyền, Hải Phòng đã dùng sài đất để chữa bệnh cho 21 trường hợp viêm nhiễm trùng phần mềm bao gồm viêm tấy tỏa lan hay khu trú, viêm quầng, áp xe đầu đinh bằng cách giã nát sài đất đắp lên chỗ viêm của người bệnh, bên cạnh đó ngưng sử dụng mọi thứ thứ thuốc khác. Kết quả cho thấy, tác dụng chống viêm của sài đất rất rõ rệt, những hiện tượng sưng nóng đỏ đều dần dần biến mất. Tuy nhiên, sài đất chỉ có tác dụng với những vết thương ngoài da, khi chỗ viêm đã trở nên nghiêm trọng đến mức lở loét, mưng mủ thì loài cây này sẽ không còn tác dụng.

Điều trị viêm amidan, viêm phế quản, ho gà, ho ra máu

Cây sài đất được chứng minh là có vị ngọt, hơi chua, tính mát, vì thế nó có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, giải độc, cầm ho, mát máu. Tương tự như lá xương sông, sài đất thường được dùng để chữa viêm họng, thuốc chữa viêm phế quản phổi, ho gà, tăng huyết áp, phòng sởi, mụn nhọt.

Giảm sốt, rôm sẩy cho trẻ nhỏ

Công dụng phổ biến và quen thuộc nhất của sài đất trong dân gian chính là chữa cảm mạo, sốt và rôm sẩy, tróc vảy ở trẻ nhỏ. Lá và thân của cây sài đất thường được các bà mẹ lấy về để đun nước tắm cho trẻ vừa để phòng bệnh, chữa bệnh đồng thời thanh nhiệt, giải nhiệt cho cơ thể trẻ vào mùa hè nóng bức.

Sài đất có rất nhiều tác dụng chữa bệnh mà nhiều người không biết

Hỗ trợ chữa ung thư 

Y học hiện đại đã nghiên cứu và chỉ ra rằng cây sài đồng có chứa rất nhiều thành phần hóa học tự nhiên có lợi cho sức khỏe như hàm lượng lớn tinh dầu và muối vô cơ, 11,2% dầu hòa tan, 29,7% hợp chất béo, 3,75% phytosterol, 1,14% caroten, 3,74% chlorophylle, 44,9% nhựa có trong dịch ép từ thân và lá sài đất. Những dược chất này đều mang đến công dụ ng rất lớn trong việc hỗ trợ điều trị, bài thuốc chữa ung thư môn vị.

Không chỉ thế, lá sài đất còn chứa wedelolacton, đây vừa là flavonoid, vừa là cumarin rất tốt cho da, giúp ngăn ngừa và phòng chống bệnh ung thư da.

3. Cách dùng cây sài đất làm thuốc chữa bệnh

Sài đất có thể dùng tốt ở dạng tươi hay khô. Nhân dân miền Bắc vẫn dùng cây sài đất ăn sống như rau với thịt hay cá. Trong khi đó, một số nơi khác dùng sài đất để đun nước tắm. Tuy nhiên, cho đến nay, sài đất ở dạng tươi sẽ mang đến hiệu quả cao hơn khô.

Ngoài ra, bạn có thể giã nát, vắt sài đất lấy nước cô đặc thành cao dùng dần. Cao này sẽ có thời gian sử dụng lâu hơn và bảo quản không bị mốc hỏng.

Hiện nay, sài đất còn được chế thành dạng sirô, ống để uống, thuốc bột, thuốc viên nhằm mang đến sự tiện lợi hơn khi sử dụng.

Sài đất dạng khô

Cây sài đất được nghiên cứu là không có độc tính, rất an toàn cho cơ thể khi sử dụng. Bạn chỉ cần chú ý không dùng liều quá cao bởi vì cái gì nhiều quá cũng không tốt. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng cây sài đất làm thuốc chữa bệnh nhé!

Cây sài đất: Công dụng và Cách sử dụng
5 (100%) 1 vote

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *