Củ niễng – Thảo dược giúp tăng tiết sữa hiệu quả

Mặc dù khá phổ biến ở miền Bắc, cái tên củ niễng còn khá xa lạ đối với nhiều người, đặc biệt là đối với người dân các vùng miền Nam và Trung. Bên cạnh công dụng lớn trong ẩm thực, củ niễng còn được ứng dụng vào việc chữa bệnh mà không phải ai cũng biết. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu củ niễng là loại cây gì mà lại có tác dụng lớn đối với sức khỏe như vậy.

1. Thông tin về củ niễng

Trong Đông y, củ niễng còn gọi là cô mễ, giao cẩu, lúa miêu, giao bạch tử và có tên khoa học là Zizamia latifolia Turcz. Củ niễng có nguồn gốc từ nước ngoài, được trồng nhiều ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản… Ở Việt Nam, củ niễng xuất hiện nhiều ở ngoại thành Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Đây là loài cây thảo sống nhiều năm, họ lúa và thường mọc ngập trong nước hoặc vùng sình lầy, nhiều bùn như ngoài đầm nước, góc ao nhà.

Củ niễng có 2 loại là củ niễng đực và củ niễng cái. Niễng cái có phần dưới thân ít phình, củ nhỏ và mềm hơn so với niễng đực. Sở dĩ củ niễng được sử dụng làm thức ăn và thuốc chữa bệnh bởi vì thân cây thường bị một giống nấm Ustilago esculentum hennings ký sinh, khiến cho phần mầm non phồng lên, mang nhiều đốm đen, trở thành bùi và béo.

Củ niễng thường được thu hoạch vào  cuối tháng chín, đầu tháng mười âm lịch khi phần thân dưới đã phình to lên thành củ

2. Tác dụng của củ niễng

Có thể kể tên một số công dụng tuyệt vời của củ niễng đối với sức khỏe như:

Phòng bệnh cao huyết áp và xơ vữa động mạch

Củ niễng được sử dụng như một món ăn ngon bởi nó có mùi vị dễ chịu, hương vị thơm ngon, béo ngậy và ngọt bùi. Không chỉ vậy, củ niễng còn chứa nhiều thành phần hữu ích cho sức khỏe như protein, lipid, carbohydrate, cholesterol xơ thực phẩm, các khoáng chất đồng, magie, kẽm, selen, canxi, sắt, photpho, kali, natri, folacin, pantothenic axit, carotene, niacin và các vitamin có tác dụng phòng và chữa bệnh cao huyết áp và xơ vữa động mạch.

Điều trị hiệu quả bệnh xơ cứng gan và ure máu cao

Theo Y học hiện đại, củ niễng còn có hiệu quả trị liệu nhất định đối với bệnh xơ cứng gan và urê máu cao nhờ tính chất rất mát, bổ dưỡng, giàu chất đạm, nhiều tinh bột, giàu chất xơ. Vì thế, củ niễng thường được các thầy thuốc Đông y sử dụng để chế tác các thang thuốc chữa trị xơ gan, đái tháo đường, bổ thận và các bệnh liên quan đến bệnh tim mạch.

Chữa tiêu phiền diều dạ dày và ruột

Rễ củ niễng có tính lạnh (hàn), vị ngọt (cam), có tác dụng tiêu phiền điều dạ dày và ruột. Đó là lý do vì sao củ niễng trở thành một món ăn quen thuộc trong những bữa cơm của người Việt.

Củ niễng thường được xào với trứng, măng tây, thịt bò… rất dễ ăn

Thông sữa, tăng tiết sữa

Bên cạnh đó, củ niễng non có tính ngọt lạnh còn được chứng minh là có công hiệu giải độc, giải nhiệt, chống khát, thuốc chống táo bón và là bài thuốc thông sữa, tăng tiết sữa hiệu quả. Vì vậy, tương tự như chè vằng, củ niễng non thường được các bà mẹ bỉm sữa sử dụng để nấu với chân giò, đu đủ, thông thảo hoặc ốc biển nhằm thúc tiết sữa.

Làm trắng da và giữ ẩm cho da

Thậm chí, các nhà khoa học Nhật Bản còn nghiên cứu và phát hiện ra rằng củ niễng có tác dụng rất hiệu quả trong việc làm đẹp. Có thể bạn không biết nhưng người Nhật Bản lại có thói quen ăn củ niễng như một món ăn để dưỡng sinh, làm trắng da, giữ ẩm, làm đẹp dung nhan. Củ niễng cũng được người Nhật chế biến rất đơn giản, thường độn với cơm để ăn cùng.

Đây chính là món ăn dưỡng da rất được phụ nữ Nhật Bản ưa chuộng, công dụng làm đẹp của nó đã được các nhà khoa học nước này nghiên cứu và công nhận

3. Cách sử dụng củ niễng làm thuốc chữa bệnh

Củ niễng được sử dụng phổ biến nhất để dùng xào nấu nhờ vị thơm béo và rất dễ ăn. Bạn chỉ cần lột bỏ phần lá xanh bên ngoài, lấy phần củ non màu trắng, thái chúng thành những lát mỏng rồi xào cùng thịt bò, trứng hay thịt lợn là bạn đã có một món ăn vừa ngon vừa bổ ích rồi.

4. Lưu ý khi sử dụng củ niễng làm thuốc chữa bệnh

Một lưu ý nhỏ là bạn không nên ăn củ niễng với mật ong. Đặc biệt, những người bị sỏi đường tiết niệu, tỳ vị hư hàn, đau bụng tiêu chảy hoặc người dương suy hoạt tinh cũng không nên ăn loại củ này.

Củ niễng là loại củ mang nhiều lợi ích cho sức khỏe con người, hơn nữa lại rất phổ biến khi bạn có thể hoàn toàn tìm mua tại các chợ quanh nhà và sử dụng trong những bữa cơm của gia đình. Hãy sử dụng ccur niễng trong bữa ăn hằng ngày hoặc ứng dụng một số cách sử dụng rau xam mà thaoduocquy.info chia sẻ ngay từ hôm nay nhé, nếu thấy bài viết hữu ích hãy chia sẻ cho bạn bè người thân bạn nhé. Chúc bạn sức khỏe.

Củ niễng – Thảo dược giúp tăng tiết sữa hiệu quả
5 (100%) 1 vote

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *