Cà leo gai từ lâu đã nổi tiếng là cây thuốc chữa bệnh hiệu quả trong dân gian. Tuy nhiên, đã có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào chứng minh công dụng của cà leo gai đối với sức khỏe con người hay chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ lưỡng về loại thảo dược này trong bài viết:
1. Thông tin về cây cà leo gai
Bên cạnh tên khoa học Solanum hainanense hoặc Solanum procumbens lour, cây cà gai leo còn có nhiều tên gọi khác như cà vạnh, cà cườm, cà quánh, cà quýnh, cà gai dây, cà lù.
Cà gai leo có thân cây nhỏ, nhiều cành tỏa rộng, phủ lông hình sao và rất nhiều gai cong màu vàng. Bộ phận được dùng làm thuốc chữa bệnh chủ yếu là rễ và dây leo. Thành phần hóa học chính trong rễ cà gai leo là alcaloid, tinh bột và flavonoid, trong dây có alcaloid. Đây đều là những dược chất có tác dụng chữa bệnh vô cùng hiệu quả.

2. Tác dụng của cây cà leo gai
Hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan
Cà gai leo cũng đã được chứng minh có thể ngăn chặn xơ gan tiến triển và hạ men gan nhanh, có tác dụng đối với những người mắc bệnh u gan, xơ gan, suy giảm chức năng gan do sử dụng quá nhiều bia rượu.
Bên cạnh đó, loài cây này cũng giúp điều trị các triệu chứng cơ năng của bệnh viêm gan B mãn tính như vàng da, vàng mắt, đau tức hạ sườn phải, kém ăn, mệt mỏi. Hầu hết các bệnh nhân đều hết các triệu chứng trên sau hai đến ba tháng điều trị.
Điều trị viêm gan B
Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh cà gai leo có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan B và kìm hãm sự phát triển của virus viêm gan B. Nó có khả năng làm giảm nồng độ vi rút trong máu của bệnh nhân. Theo Tây y, cây cà gai leo có chứa các hợp chất có khả năng bảo vệ gan cực tốt, làm âm tính virus viêm gan B, giải độc gan hiệu quả.
Một trong những nghiên cứu quan trọng chứng minh công dụng này của cà leo gai chính là đề tài cấp Nhà nước do TS Nguyễn Thị Minh Khai làm chủ nhiệm “Nghiên cứu cà gai leo làm thuốc chống viêm và ức chế sự phát triển của xơ gan”; nghiên cứu đã được thực hiện lâm sàng trên 60 bệnh nhân viêm gan B mãn hoạt động và kết quả thu về chứng minh cà gai leo có tác dụng chống viêm, tác dụng antioxydant rất tốt.

Trị phong thấp
Theo những tài liệu đông y, rễ cây cà gai leo có tính ấm, vị the, rất hiệu quả trong việc trị các chứng phong thấp, đau lưng, nhức xương, tiêu độc, trị ho, tiêu viêm, đặc biệt còn có tác dụng trị rắn cắn.
Hỗ trợ chống tế bào gây ung thư
Kết quả từ nghiên cứu của TS Nguyễn Thị Minh Khai còn cho thấy dạng chiết toàn phần và glycoalcaloid cà gai leo làm giảm trọng lượng u trên mô hình u hạt. Điều đó có nghĩa là cà leo gai còn có thể hỗ trợ chống tế bào gây ung thư, cụ thể là ung thư gan, ung thư vòm họng. Đồng thời, một số nghiên cứu khác cũng phát hiện những tác dụng dược lý mới của cà gai leo như tăng cường hệ miễn dịch trên tế bào ung thư, cũng như thử tác dụng trên gen gây ung thư của virus và gen ức chế ung thư p53 và Rb. Tham khảo bài thuốc chữa ung thư gan từ cây an xoa.
Giải rượu
Cà leo gai là loài cây thường được người dân lựa chọn để giải rượu nhanh chóng bởi vì nó có tác dụng bảo vệ tế bào gan rất mạnh đến nỗi khi uống rượu chỉ cần nhấm rễ hoặc chà răng cà gai leo thì sẽ tránh được say.

3. Cách dùng cây cà leo gai làm thuốc chữa bệnh
Bạn có thể sử dụng cà gai leo ở dạng nước bằng cách mua cà gai leo đã phơi sấy, sao tẩm hoặc mua dạng tươi về phơi khô để sắc thuốc: đun với 1 lít nước, khi sôi duy trì lửa nhỏ trong thời gian 10 phút, sau đó chắt nước ra để uống hàng ngày.
Ngoài ra, cà gai leo còn được chiết xuất dưới dạng cao và dạng viên nén để tiện cho người bệnh pha uống trong quá trình điều trị. Đây là dạng tiện dụng nhất bởi người bệnh sẽ không mất công pha chế hay đun hãm và có thời gian bảo quản lâu hơn.
Đối với người bệnh về gan, không nên ngâm cà gai leo với rượu để uống vì gan đang suy yếu không thể nạp thêm chất cồn gây hại vào cơ thể được nữa. Nếu điều trị Tây y cùng lúc với thuốc từ cà gai leo, bạn nên uống cách nhau khoảng 1-2 tiếng để phát huy tác dụng tốt nhất.
Hy vọng thông qua bài viết đã cung cấp cho bạn đọc góc nhìn tổng quan về công dung, cách sử dụng và những lưu ý quan trọng khi sử dụng cà gai leo chữa bệnh. Chúc bạn sức khỏe!